CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ TÂM LÝ DẠY – HỌC
BÀI 1: TÂM LÝ HỌC VỀ QUÁ TRÌNH DẠY HỌC
I.BẢN CHẤT TÂM LÝ CỦA QUÁ TRÌNH DẠY HỌC
1/ Quá trình dạy học là gì ?
Quá trình dạy
học là quá trình giáo viên tổ chức và điều khiển hoạt động nhận thức của học
sinh để đạt được mục đích dạy học
2/ Bản chất tâm lý của quá trình dạy học:
a. Xét về mặt mục đích
Dạy học là quá
trình truyền thụ và lĩnh hội những yếu tố tích cực của nền văn hoá xã hội ,
giúp học sinh tái tạo lại những năng lực bản chất người để giúp học sinh phát
triển thành con người thực sự.
Cơ chế xã hội
của loài người thông qua dạy học – giáo dục (thi)
b. xét về mặt thực tiễn
Quá trình dạy học chỉ có thể được
diễn ra thông qua 2 hoạt động cụ thể sau đây
-
Con đường hoạt động:
·
Người giáo viên đóng vai trò là chủ thể tổ chức
và điều khiển hoạt động học
·
Người học sinh đóng vai trò vừa là khách thể vừa
là chủ thể của quá trình dạy học
-
Giao lưu: diễn ra giữa giáo viên và học sinh, diễn
ra giữa học sinh với nhau
Kết quả phụ thuộc
vào thái độ của giáo viên
è Quá
trình dạy học thực chất là quá trình tổ chức hoạt động và giao lưu , là sự biến
thể hoạt động và giao lưu của con người trong xã hội
II. CÁC QUY LUẬT TÂM LÝ CỦA QUÁ
TRÌNH DẠY HỌC
Có 3 quy luật
1/ Quy luật thống nhất giữa nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính
Nhận thức cảm
tính: Quá trình nhận thức phản ánh những thuộc tính bên ngoài , không phải bản
chất của sự vật hiện tượng
Nhận thức lý
tính: Quá trình nhận thức những thuộc tính bản chất bên trong của sự vật hiện
tượng.
è Trong
quá trình dạy học: không nên quá coi trọng nhận thức cảm tính, như vậy sẽ lạm dụng
phương pháp dạy học trực quan à hạn chế tư duy tích cực của học sinh
Nếu quá coi trọng
nhận thức lý tính thì dẫn đến tình trạng lý thuyết suông, xa rời hình ảnh thực
tế
2/ Quy luật về sự thống nhất giữa năng lực của giáo viên với sự phát
triển năng lực của học sinh
Thông qua quá
trình dạy học phải dần hình hình thành được năng lực dành cho học sinh: bao gồm
năng lực nhận thức và năng lực hành động
Năng lực của học
sinh phụ thuộc vào năng lực của giáo viên
-
Năng lực chuyên môn : có sự hiểu biết sâu sắc về
chuyên môn giảng dạy , hiểu biết về thực tiễn cuộc sống, liên quan đến môn học
-
Năng lực sư phạm: đặc biệt là phương pháp giảng
dạy bộ môn
3/ Quy luật về sự thống nhất giữa tính tính cực nhận thức với động cơ
nhận thức
a. Tính tích cực nhận thức
Thể hiện ở sự
tập trung chú ý, chịu khó tìm tòi, động não, suy nghĩ với sự tự giác và hứng
thú của bản thân.
Là điều kiện
tâm lý rất quan trọng đối với hoạt động dạy của người giáo viên
Đối với học
sinh, tính tích cực nhận thức có ý nghĩa quyết định đến cả chất lượng và thời lượng của tri thức mà học
sinh lĩnh hội
Tính tích cực
nhận thức của học sinh phụ thuộc động cơ nhận thức tương ứng.
b. Động cơ nhận thức
Động cơ nhận thức được hình thành
từ bản thân trong quá trình học tập từ nhu cầu nhận thức của học sinh
-
Động cơ hoàn thiện tri thức: sự khát khao mở rộng
kiến thức , mong muốn có nhiều hiểu biết, say mê học tập
-
Động cơ xã hội: học sinh say mê học tập nhưng phụ
thuộc vào cái khác bên ngoài đối tượng trực tiếp của hoạt động học
BÀI 2: HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ NHỮNG YẾU TỐ TÂM LÝ CỦA HOẠT ĐỘNG DẠY
I/ KHÁI NIỆM CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG DẠY
1/ Hoạt động dạy là gì ?
Là hoạt động
người giáo viên tổ chức và điều khiển hoạt động nhận thức của học sinh để giúp
học sinh linh hội nền văn hoá xã hội để tạo ra sự phát triển tâm lý và hình
thành nhân cách của học sinh
2/ Mục đích của hoạt động dạy
Nhằm giúp thế
hệ trẻ lĩnh hội nền văn hoá xã hội để tạo ra sự phát triển tâm lý và hình thành
nhân cách cho các em theo yêu cầu của xã hội
Kết quả của hoạt
động dạy là tạo ra những tri thức khoa học có hệ thống bài bản, năng lực người ở
trình độ cao (Thi)
3/ Xét về mặt thực tiễn
Thông qua 2 con đường
a. Hoạt động dạy của giáo viên
Người giáo
viên không sáng tạo ra tri thức mới, không tái tạo kiến thức cho bản thân
Người giáo
viên tổ chức quá trình tái tạo tri thức ở học sinh để giúp học sinh phát triển
tâm lý, hình thành nhân cách
Hoạt động dạy
của giáo viên phải tạo ra tính tích cực trong hoạt động học của học sinh
b. Hoạt động học của học sinh: vừa
là khách thể vừa là chủ thể
II/ CÁC YẾU TỐ TÂM LÝ CỦA HOẠT ĐỘNG
DẠY
1/ Thành tố thiết kế (giai đoạn chuẩn bị)
Bắt đầu từ việt
thiết kế một bài học cụ thể cả trong lớp, và ngoài lớp, lực chọn tài liệu học tập
cho phù hợp với chowng trình và đặc điểm đối tượng học sinh
Chế biến tài
liệu chọ phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh
Lựa chọn
phương pháp thích hợp với nội dung mà giáo viên mong muốn mang đến cho học sinh
è Thể
hiện chi tiết trong giáo án
2/ Thành tố tổ chức
Có 4 kĩ năng cần cho người giáo
viên:
-
Kỹ năng
trình bày tài liệu
Trình bày phải
rõ ràng, logic
Ngôn ngữ rõ
ràng, mạch lạc, trong sáng, dễ hiểu
Sử dụng đúng thuật
ngữ khoa học
Ví dụ sinh động
Phương tiện dụng
cụ dạy học
-
Kỹ năng làm
chủ hành vi (quan trọng nhất)
Cần có sự rèn
luyện hành vi và thái độ của mình trong giao tiếp, tiếp xúc với học sinh, thái
độ ổn định trong giao tiếp
Tác phong, trang
phục, giờ giấc
-
Kỹ năng
điều khiển hoạt động nhận thức của học sinh
-
Kỹ năng
kiểm tra và đánh giá
3/ Thành tố giao lưu
a. Giao lưu giữa giáo viên và học
sinh
Thầy phải có thái độ đúng trong
giao tiếp, tiếp xúc với học sinh của mình: nhiệt tình, vui vẻ
Khéo léo đối xử sư phạm
-
Nhịp độ làm việc vừa phải
-
Khi giảng bài thì nhiệt tình, vui vẻ và bao quát
lớp học
-
Yêu thương chân thật học sinh
-
Đứng trên uy tín với học sinh
-
Giáo viên tôn trọng nhân cách học sinh
b. Giao lưu giữa học sinh với
nhau
Để xây dựng được mối quan hệ tốt
giữa học sinh với học sinh , lưu ý 3 quy tắc
-
Tôn trọng lẫn nhau, không xúc phạm đến cá tín, sở
thích của nhau
-
Quan tâm giúp đỡ lẫn nhau
-
Chân thành với nhau
https://docs.google.com/file/d/0B5a_JPnxG-thOGlyeng4TkJVcHc/edit?usp=sharing
Nguyễn Phát Lợi - Tóm tắt