Dòng từ hoá và bão hoà mạch từ



Bạn có thể tưởng tượng có một cuộn dây được quấn bao quanh một lõi thép khép kín. Khi đó có thể coi (bỏ qua các tổn hao) dòng chạy qua cuộn dây này chính là dòng từ hóa lõi thép: nó tạo ra một từ thông khép kín trong lõi thép. Một cách nôm na:lõi thép là vô vàn các nam châm vĩnh cửu nhỏ li ti. Bình thường thì các nam châm này định hướng lung tung và từ trường của chúng khử lẫn nhau nên không có gì xảy ra. Nhưng nếu ta cho nó vào trong lòng một cuộn dây thì khi có dòng chạy qua cuộn dây các nam châm này được định hướng lại theo cùng một hướng.

Khi dòng điện càng lớn thì càng có nhiều nam châm được định hướng cùng nhau. Dòng trong cuộn dây tăng đến một lúc nào đó thì tất cả các nam châm này đều được định hướng giống nhau nên từ thông không thể lớn hơn được nữa. Khi đó người ta coi mạch từ đã bị bão hòa.

Nếu xét đến cả các tổn hao thì dòng chạy qua cuộn dây có hai thành phần chính. Một phần được dùng để sinh ra từ thông như nói ở trên, còn một phần gây ra tổn hao. Khi mạch từ đã bão hòa mà còn tăng dòng nên nữa thì phần tăng thêm này thì còn mỗi một nhiệm vụ duy nhất là sinh ra tổn hao và có thể đốt cháy cả cuộn dây lẫn mạch từ.

Bạn có thể tham khảo trang Web sau để biết thêm:

http://www.allaboutcircuits.com/vol_2/chpt_9/1.html